Thế nào là bậc tam cấp?
Bậc tam cấp đóng vai trò cầu nối đi lại phía trước ngôi nhà, một phần quan trọng trong kiến trúc nhà ở. Hiện nay, bậc tam cấp cũng được áp dụng trong nhiều công trình quy mô hơn như khách sạn, cơ quan nhà nước và các công trình công cộng…
Bậc tam cấp là bậc phân chia giữa 2 phần trong nhà và ngoài sân. Vị trí của bậc tam cấp thường là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông các hoạt động sống trong và ngoài của ngôi nhà. Đôi khi, tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng, là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên trong gia đình.
Sở dĩ gọi là bậc tam cấp bởi nó mang hàm ý chỉ ba bậc Thiên – Địa – Nhân. Trong các công trình xây dựng nhà ở, từ xa xưa ông cha ta đã dựa vào quy luật này để làm 3 bậc thềm trước nhà, ngoài sân giúp dễ dàng đi lại, lên xuống.
Bậc tam cấp được xây dựng đúng cách sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc đi lại, tăng thêm phần sang trọng, cho không gian nhà, tăng vận khí cho gia chủ, sự bề thế cho công trình. Vì thế, mọi tính toán trong cách thiết kế bậc tam cấp đều nên được chú trọng.
Ý nghĩa của bậc tam cấp
Ngoài việc hiểu thế nào là bậc tam cấp, chúng ta cũng cần biết bậc tam cấp có ý nghĩa gì?
Bậc tam cấp đóng vai trò cầu nối đi lại phía trước ngôi nhà, một phần quan trọng trong kiến trúc nhà ở. Hiện nay, bậc tam cấp cũng được áp dụng trong nhiều công trình quy mô hơn như khách sạn, cơ quan nhà nước và các công trình công cộng… không chỉ là điểm nhấn của thiết kế mà còn mang đến tài lộc và điều may mắn cho gia chủ theo ý nghĩa của phong thủy bậc tam cấp.
Vậy bậc tam cấp có mấy bậc, có nhất thiết lúc nào cũng là ba bậc không?
Hiện nay, có nhiều công trình xây dựng lớn, bậc tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9. Chẳng hạn người ta sẽ thiết kế 1 bậc cao hơn sân, 3 bậc sau thấp hơn thềm nhà. Nếu tính kỹ thì tổng số bậc ở đây là 5 chứ không phải 3, việc cách điệu như vậy vẫn đúng với ý nghĩa của bậc tam cấp.
Đối với công trình như nhà ở bình thường thì sẽ xây 3 hoặc 5 bậc tùy theo ý đồ của gia chủ. Còn các công trình cần sự tôn kính, nghiêm trang như đình, chùa, miếu… thì hầu hết số bậc là 7 hoặc có thể là 9 bậc.
Tóm lại, bậc tam cấp cần tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời, mà con người chính là một trong 3 yếu tố đó. Vì thế muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó.
Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy
Số lượng bậc tam cấp được thiết kế bao nhiêu còn phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt đất hoặc mặt sân lên đến sảnh chính (hiên, nền) nhà. Khoảng cách bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.
Trong một số trường hợp, xây thềm nhà 1 bậc cũng là điều mà nhiều gia đình quan tâm. Điều này phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt sân lên nền nhà. Nếu khoảng cách ngắn thì có thể xây dựng thêm 1 bậc thềm. Điều này cũng không vi phạm gì quan điểm sinh – lão – bệnh – tử. Vì thế, bạn cũng có thể xây dựng và thiết kế bậc tam cấp với 1 bậc.
Ngoài ra, số bậc tam cấp khi xây dựng sẽ tùy thuộc vào công trình hay vị trí mà sẽ lựa chọn khác nhau. Đối với những công trình biệt thự, nhà phố thì thường sử dụng 3 – 5 bậc tam cấp để xây. Từ 7 – 9 bậc tam cấp sẽ sử dụng trong các công trình đình, chùa. Để đem lại sự tôn nghiêm cũng như tính chắc chắn, bền vững cho công trình.
Theo một số nhà phong thủy thì 5 bậc là con số thịnh vượng nhất cho bậc tam cấp. 5 bậc là đại diện cho các yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Con số 5 còn rơi vào cửa sinh trong sinh – lão – bệnh – tử sẽ đem lại nhiều may mắn.
Đối với các loại tam cấp có nhiều hơn 3 bậc, ta sẽ tính bậc tam cấp theo quy tắc sinh lão bệnh tử với bậc cuối cùng phải là sinh hoặc lão để mang lại nhiều may mắn và phúc lộc.
Vậy bậc tam cấp tính từ đâu? Thông thường cách tính bắt đầu từ sân, cho sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”,… theo cách tính này thì sân nhà nhà đều mang bậc “sinh”.
Tuy nhiên việc thiết kế nhiều bậc tam cấp sẽ tốn kém hơn và có thể sẽ không phù hợp với thiết kế của ngôi nhà. Vì vậy việc xây dựng bao nhiêu bậc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gia chủ nên cân nhắc tính toán sao cho việc thiết kế phù hợp nhất.
Tóm lại, bậc tam cấp có mấy bậc tùy vào khoảng cách xây dựng từ sân đến mặt sàn nhà. Tuy nhiên số bậc phải là số lẻ bởi quan điểm số chẵn là đại diện cho số âm mang đến điều tiệc cực hay tà khí.
Cách thiết kế bậc tam cấp với kích thước chuẩn
Để tính toán được kích thước bậc tam cấp đẹp hẳn là điều băn khoăn của nhiều người khi thiết kế, xây dựng bậc tam cấp. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà hay mỗi công trình đều có diện tích, quy mô và vị trí khác nhau. Do đó trong quá trình xây dựng, gia chủ có thể chọn kích thước sao cho phù hợp với công trình là được.
Chiều cao bậc tam cấp
Bậc tam cấp cao bao nhiêu thì đẹp? Theo các chuyên gia chia sẻ, chiều cao của bậc tam cấp hợp phong thủy thông thường từ 15 – 18cm.
Ở một số công trình công cộng như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10- 12cm để phù hợp với đặc trưng lĩnh vực. Bởi nơi đây thường tập trung nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Chiều rộng bậc tam cấp
Chiều rộng của 1 bậc tam cấp dao động trong khoảng 20 đến 30cm.
Ngoài ra, chiều dài bậc tam cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình. Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, thì bậc tam cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 – 3 mặt của sảnh tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia đình là khác nhau.
Một số mẫu/hình ảnh bậc tam cấp đẹp
Bậc tam cấp nhà cấp 4
Với nhà cấp 4 thì kích thước bậc tam cấp chuẩn là :
- Chiều cao: khoảng 15 – 18cm
- Chiều dài: giống như cách tính bậc tam cấp trước nhà thông thường.
- Chiều rộng của bậc tam cấp nhà 4: chỉ khoảng 20cm là đủ.
Dưới đây là một số hình ảnh thềm nhà 3 bậc của nhà cấp 4.